Những tấm lòng vàng 8.11.2023
Ngày 7.3, Công an TP.HCM đang củng cố hồ sơ, xử lý 2 nhóm thanh niên "hỗn chiến" gây náo loạn trên đường Ung Văn Khiêm.Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 2.3, một nhóm 5 thanh niên chở nhau trên 3 xe máy chạy trên đường Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh). Trên đường đi, nhóm này được cho là chọc ghẹo 2 thanh niên khác. Bực tức, 2 thanh niên đuổi theo, chặn đầu xe và lao vào đánh nhau với nhóm 5 thanh niên. Trong lúc đánh nhau, nhóm 2 thanh niên thất thế, bị nhóm 5 thanh niên dùng ghế (của quán ăn bên đường) liên tục đập vào người.Vụ "hỗn chiến" làm một số người bị thương nhẹ và một số tài sản bị hư hỏng, nhiều người đi đường khiếp vía, giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nhận tin báo, Công an P.25 nhanh chóng có mặt đưa nhóm này về trụ sở lấy lời khai, trích xuất camera an ninh để làm rõ.Công an xác định nhóm 5 thanh niên gồm: L.H.A.Q, V.H.N, N.T.P, L.T.N và N.H.G.N (cùng 17 tuổi); còn nhóm 2 thanh niên là N.Q.T và N.N.G.B (cùng 16 tuổi). Đại diện UBND P.25 cho hay, vụ việc tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận xấu. Hành động của nhóm thanh niên có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng.Sau đó, Công an P.25 đã lập hồ sơ, bàn giao 7 người cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.Thưởng đến 2 xe hơi trong cuộc thi chim hót hay nhất
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.
Tưng bừng khai mạc Giải bóng đá Thanh niên công nhân
"Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết tin Roberta Flack qua đời. Bà ra đi thanh thản trong vòng tay gia đình. Roberta đã phá vỡ các ranh giới và kỷ lục. Bà cũng là một nhà giáo dục đáng tự hào", tuyên bố từ người đại diện.Roberta Flack là một trong những ngôi sao âm nhạc hàng đầu của thập niên 1970, với 3 đĩa đơn đạt vị trí số 1 trong vòng 2 năm: The First Time Ever I Saw Your Face, Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Vào tháng 11.2022, người phát ngôn của ca sĩ kiêm nhạc sĩ huyền thoại này nói với tờ People rằng Flack được chẩn đoán mắc bệnh ALS vào tháng 8.2022 và đã phải nhập viện để điều trị. Thông cáo báo chí được đưa ra vào thời điểm đó xác nhận căn bệnh này "khiến bà không thể hát và nói khó".Đầu năm 2022, nữ ca sĩ chia sẻ về những kế hoạch lớn mà bà ấp ủ cho tương lai, bất chấp những vấn đề sức khỏe: từng cơn đột quỵ năm 2016 và bị Covid-19 vào tháng 1.2022.Ngày 21.4.2018, Flack được đưa vội ra khỏi Nhà hát Apollo ở New York trong một buổi hòa nhạc từ thiện - nơi bà dự kiến sẽ nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời từ Quỹ nhạc Jazz Mỹ - và được đưa đến bệnh viện sau khi ngã bệnh."Bà ấy bị đột quỵ cách đây vài năm. Bà cảm thấy không khỏe, vì vậy tốt nhất là đưa bà đến bệnh viện. Bà vẫn ổn nhưng được giữ lại đó qua đêm để theo dõi", người quản lý của nữ ca sĩ nói với People. Sinh năm 1937 tại Bắc Carolina, Roberta Flack nhận được cây đàn piano đầu tiên từ cha mình sau khi ông mang về từ khỏi bãi phế liệu và tân trang. "Ông ấy đã sơn cây đàn màu xanh lá cây, và nó có mùi rất khó chịu, nhưng tôi đã chơi, luyện tập hàng giờ liền trên cây đàn piano đó. Nó đã mang đến cho tôi đôi cánh âm nhạc mà khi mới 9 tuổi, tôi vô cùng cần đến", bà chia sẻ với People vào năm 2022.Flack tốt nghiệp Đại học Howard năm 19 tuổi và trở thành giáo viên trước khi bắt đầu sự nghiệp ca hát vào những năm 1960. Năm 1969, bà phát hành album đầu tay mang tên First Take nhưng phải đến năm 1972, sau khi tài tử Clint Eastwood chọn ca khúc The First Time Ever I Saw Your Face cho bộ phim Play Misty for Me của ông thì sự nghiệp của bà mới cất cánh. Mặc dù Flack không phải là người đầu tiên biểu diễn và thu âm Killing Me Softly with His Song (Lori Lieberman lần đầu thu âm ca khúc này vào năm 1971), nhưng sau khi Flack phát hành phiên bản của mình vào tháng 1.1973, ca khúc này giữ vị trí số 1 trong 5 tuần. Flack tiếp tục nổi tiếng trong suốt những năm 1970 với đĩa đơn giữ vị trí số 1 Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Bà là nghệ sĩ solo đầu tiên và duy nhất giành giải Grammy hạng mục Bản thu âm của năm trong hai năm liên tiếp. Sau khi tạm dừng hoạt động trong 2 năm để điều trị bệnh viêm amidan, Flack đã trở lại với âm nhạc vào năm 1977 với album Blue Lights in the Basement. Vào những năm 1980 và 1990, bà song ca với Peabo Bryson (Tonight I Celebrate My Love) và Maxi Priest (Set the Night to Music). Album gần đây nhất của Roberta Flack là Let It Be Roberta, trong đó bà cover lại những bài hát kinh điển của The Beatles, được phát hành vào năm 2012. Buổi biểu diễn cuối cùng trên sân khấu của bà là lần song ca với Valerie Simpson vào năm 2017 tại Trung tâm Lincoln ở New York. Bà phát hành đĩa đơn Running vào năm 2018. "Âm nhạc vẫn là nguồn sống của tôi. Và lời bài hát 'Running' nói lên vị trí hiện tại của tôi, nỗ lực để tiếp tục theo đuổi âm nhạc", bà nói.Tháng 5.2023, Roberta Flack nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Berklee College of Music.
Theo PhoneArena, một báo cáo mới đây từ công ty an ninh mạng Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng tấn công độc hại nguy hiểm nhắm vào thông tin tài chính cá nhân. Theo đó, có tới 26 triệu thiết bị trên toàn cầu đã bị nhiễm mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng, bao gồm cả mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác.Loại phần mềm độc hại này được phân loại là 'infostealer' và hoạt động đúng như tên gọi của nó. Chúng xâm nhập vào thiết bị của người dùng, bí mật thu thập dữ liệu quan trọng như số thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập và các thông tin cá nhân khác. Kaspersky ước tính rằng chỉ riêng trong năm 2023 và 2024, đã có 25 triệu người dùng trở thành mục tiêu của loại tấn công này.Đáng lo ngại hơn, báo cáo cho thấy cứ 14 thiết bị bị nhiễm 'infostealer' thì có 1 thiết bị bị đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng. Trong giai đoạn 2023 - 2024, ước tính có khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên các diễn đàn tin tặc.Mối đe dọa từ infostealer không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp số thẻ. Chúng còn nhắm đến các dữ liệu quan trọng giúp xác minh danh tính người dùng như mật khẩu, cookie trình duyệt và các thông tin tương tự. Những dữ liệu này sau đó được rao bán trên web đen, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dùng.Infostealer thường được ngụy trang dưới dạng các phần mềm hợp pháp, chẳng hạn như các phần mềm gian lận trong game, phần mềm bẻ khóa, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác. Người dùng vô tình tải về và cài đặt, vô hình trung mở đường cho phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị.Ngoài ra, infostealer còn lây lan qua các hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) như email giả mạo, tin nhắn chứa liên kết độc hại, hoặc các trang web bị nhiễm. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra một số 'gương mặt' nổi bật trong số các loại infostealer:Báo cáo này một lần nữa mang đến lời cảnh tỉnh về tình trạng tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Đồng thời, việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là vô cùng cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm mạng.
World Bank dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 ra sao?
Trong chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T, đáng chú ý là nghi thức rước Quốc kỳ, lễ thượng cờ và chào cờ nhằm làm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Hoạt động này quy tụ 15.000 tham gia, lập kỷ lục Việt Nam là sự kiện có số lượng cán bộ, nhân viên, đơn vị tham gia nghi thức chào cờ và hát Quốc ca đông nhất Việt Nam.Chương trình còn có sự tham gia của khách mời đặc biệt là con trai và cháu đích tôn của cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả của bài hát Tiến quân ca (Quốc ca). Họa sĩ Văn Thao - con trai của nhạc sĩ Văn Cao cho biết đã nghe Quốc ca hàng nghìn lần nhưng lần nào cũng xúc động. Ông đánh giá cao tinh thần tổ chức một sự kiện có ý nghĩa giáo dục và tạo tiếng vang lớn.Họa sĩ cũng cho rằng sự kiện không chỉ giúp nhân viên của tập đoàn mà còn giúp thế giới cảm nhận được sự hùng tráng, thiêng liêng của Quốc ca."Tôi xúc động và tự hào khi được mời tham gia một sự kiện tầm cỡ khi có 15.000 người cùng hát Quốc ca. Tôi phải cảm ơn cha mình, người đã tạo ra bài hát hồn thiêng sông núi khiến toàn bộ người dân Việt Nam tự hào. Đây là lần đầu tiên tôi và con trai, cháu nội cùng hát Quốc ca với nhau. Tôi đã xem nhiều chương trình có nhiều người hát Quốc ca ở khắp nơi và thầm mong ước giá như mình được tham gia sẽ hạnh phúc lắm. Lần này tôi đã được thỏa nguyện", họa sĩ chia sẻ thêm. Văn Giang - cháu đích tôn của nhạc sĩ Văn Cao - cho biết từ vài ngày trước, anh đã thấy hồi hộp vì biết sự kiện sẽ được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam và mình có vinh dự trở thành một trong những người làm nên điều đó. Văn Giang dẫn theo các con tới sự kiện để cả 3 thế hệ của gia đình cùng có cơ hội tham gia hoạt động đặc biệt này.Chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình lấy cảm hứng từ lễ khai mạc của thế vận hội Olympic, nơi những giá trị cốt lõi được tôn vinh bằng công nghệ trình diễn hiện đại. Ngoài hoạt động hát Quốc ca, chương trình có những màn diễu hành, lễ rước đuốc từ Phú Thọ cùng những màn trình diễn sử dụng công nghệ hiện đại… Sự kiện còn quy tụ dàn sao gồm ca sĩ Tóc Tiên, rapper Hieuthuhai, ca sĩ Mono, diễn viên Anh Tú Atus, ca sĩ Jsol, ca sĩ Hoàng Bách...